Ngôn ngữ tiếng việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng trong cả nói và viết. Chính vì vậy mà việc dùng sai ngữ pháp là điều không tránh khỏi, trong bài viết này www.book-vn.com giải đáp nên dùng tập chung hay tập trung là đúng chính tả.
Tập trung là gì?
Để hiểu nghĩa của từ tập trung, chúng ta sẽ đi phân tích từng từ trong cụm từ này:
- Tập: Từ này thường để dùng để ghép với những từ khác để tạo thành từ có nghĩa. Chẳng hạn như tập hợp, tập làm văn, học tập…
- Trung: Từ này cũng dùng để ghép với những từ khác để tạo thành từ có nghĩa. Chẳng hạn như trung niên, trung tuổi, trung lưu, trung tâm.
Khi chúng ta ghép từ Tập và Trung với nhau sẽ được cụm từ tập trung. Cụm từ này có trong từ điển tiếng việt và nó có nghĩa. Theo đó, tập trung mang ý nghĩa thể hiện sự chú tâm, chú ý vào một vấn đề nào đó.
>> Nên dùng Sử Lý hay Xử Lý
Tập chung là gì?
Để hiểu chính xác nghĩa của từ tập chung, chúng ta sẽ phân tích từng từ:
- Tập: Có nghĩa như trên đã chia sẻ.
- Chung: Từ này thường dùng để ghép với từ khác để có nghĩa. Chẳng hạn như chung vốn, làm chung, chung nhau…
Tuy nhiên, khi ghép từ Tập và Chung với nhau thành từ tập chung thì không hề có nghĩa. Và từ này cũng không có trong từ điển tiếng Việt.
Kết luận: Tập trung là từ có nghĩa. Do đó, các bạn nên dùng từ tập trung trong cả văn nói lẫn văn viết để tránh bị sai chính tả.
Một số ví dụ về cách dùng:
- Tập trung làm việc (Đúng)
- Tập chung học sinh (Sai) => Đáp án đúng: Tập trung học sinh.
- Tập trung đội hình (Đúng).
- Tập trung đội ngũ hay tập chung đội ngũ => Đáp án đúng: Tập trung đội ngũ.
- Tập trung chuyên môn (Đúng)
- Cả nhóm tập chung (Sai) => Đáp án đúng: Cả nhóm tập trung.
- Tập trung toàn khối (Đúng).
- Tập chung khai giảng hay tập trung khai giảng. => Đáp án đúng: Tập trung khai giảng.
Vì sao có sự nhầm lẫn giữa tập chung và tập trung?
>> Xem thêm Sai Sót hay Sai Xót mới đúng?
Hiện nay, có khá nhiều người nhầm lẫn giữa tập chung và tập trung. Sự nhầm lẫn này thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Thứ nhất, là cách phát âm không chuẩn: chữ “ch” và “tr” khi phát âm sẽ có một âm đọc nặng hơn là “tr”, và âm đọc nhẹ hơn là “ch”. Thế nhưng, hầu hết người miền Bắc đều đọc chung hai chữ này là “chờ”. Và để phân biệt, họ gọi “Ch” là “chờ nhẹ”; còn “Tr” là “chờ nặng”. Vì vậy, nếu không để ý một chút thì hoàn toàn xảy ra tình trạng viết sai chính tả do cách phát âm không chuẩn.
– Thứ hai, là do chúng ta thường xuyên sử dụng trong văn nói mà ít khi nhìn mặt chữ. Do đó, lâu dần khi viết rất dễ dẫn đến sai chính tả.
– Thứ ba, ngay từ bé, nhiều người đã bị bố mẹ hay cô giáo vô tình dạy sai, viết sai ngay từ đầu. Vì thế, lâu dần sẽ hình thành và khiến trẻ dùng sai ngay cả trong văn nói lẫn văn viết.
Cách khắc phục: các bạn nên đọc nhiều sách báo, nhìn mặt chữ nhiều lần. Đồng thời, nên học cách phát âm chuẩn, viết đi viết lại nhiều lần thì bạn sẽ hình thành thói quen và dùng đúng chính tả.
Như vậy, qua thông tin bài viết đã chia sẻ, bạn đã biết được câu trả lời rồi đúng không nào? Hy vọng những tri thức này sẽ hữu ích cho bạn đọc.
Định nghĩa khác:
Bài viết được biên tập bởi book-vn.com
Bạn có thể chia sẻ bài viết qua: