Trân trọng hay chân trọng mới đúng chính tả?

Ngôn ngữ tiếng Việt vốn rất phong phú. Bởi thế, việc sai chính tả là điều dễ thấy và xảy ra thường xuyên. Trong đó, không ít người thắc mắc không biết dùng “Trân trọng hay Chân trọng” mới đúng chính tả? Để giải đáp vấn đề này, dưới đây sẽ là thông tin hữu ích của Book Việt Nam dành cho các bạn.

Trân trọng hay chân trọng

Trân trọng là gì?

Để hiểu nghĩa chính xác của từ trân trọng, chúng ta sẽ phân tích nghĩa của từng từ cụ thể:

Trân: Có nghĩa là sự cao quý, quý giá, trân quý.
Trọng: Mang ý nghĩa sự cần thiết, quan trọng.

Do đó, khi đang nói chuyện mà nhắc đến từ “trân trọng” thì có nghĩa là đang nhấn mạnh, đề cao một vấn đề gì đó đang nói tới. Còn trong văn viết, muốn tỏ sự kính trọng, trang trọng trước một vấn đề gì đó mà đang được đề cập đến.

Chân trọng là gì?

Với từ chân trọng, để hiểu nghĩa chính xác, chúng ta cũng sẽ phân tích từng ý nghĩa của mỗi từ:

Chân: được hiểu là chân lý, chân thực…
Trọng: Thể hiện sự quan trọng, cần thiết.

Tuy nhiên, ghi ghép đôi 2 từ này thành chân trọng thì không có nghĩa. Và đặc biệt, từ này cũng không xuất hiện trong từ điển tiếng việt.

Kết luận: Do đó, để tránh hiểu sai nghĩa và tránh dùng sai chính tả, chúng ta không nên dùng từ chân trọng trong cả văn nói lẫn văn viết. Thay vào đó, hãy dùng từ Trân trọng.

Vậy khi nào nên dùng từ trân trọng?

Như đã phân tích ở trên, chúng ta sẽ dùng từ trân trọng trong những trường hợp dưới đây:

  • Khi nói chuyện và muốn thể hiện sự tôn kính, kính trọng đối với ai đó, hay một vấn đề nào đó.
  • Trân trọng được dùng trong những câu từ thể hiện sự tri ân, cảm ơn. Ví dụ như: Trân trọng cảm ơn, Xin trân trọng cảm ơn…
  • Sử dụng trong những lời mời, lời chào… Chẳng hạn như: Trân trọng kính mời, Lời chào trân trọng…

Vì đâu có sự nhầm lẫn giữa trân trọng và chân trọng

Đối với người Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú. Vì thế, việc chúng ta sai chính tả giữa trân trọng và chân trọng là điều không hiếm. Lý do xảy ra sự nhầm lẫn này có thể do:

  • Chúng ta chủ yếu chỉ nghe mọi người nói mà ít khi viết, dẫn đến không thường xuyên nhìn mặt chữ.
  • Cách phát âm ở mỗi vùng miền có sự khác nhau, dễ đến hiểu lầm và viết sai chính tả.
  • Phát âm không chuẩn xác giữa vần “ch” và “tr” hiện nay khá phổ biến.

Cách khắc phục sai chính tả giữa chân trọng và trân trọng

Để khắc phục sự nhầm lẫn giữa trân trọng và chân trọng không quá khó. Bạn chỉ cần đọc nhiều, viết nhiều để rèn luyện khả năng ngôn ngữ. Dần dần, theo thời gian, bạn sẽ dùng chính xác âm chtr và không còn nhầm lẫn chân trọng hay trân trọng nữa.

Định nghĩa khác:

Như vậy, qua bài viết này, hy vọng các bạn đã biết được nên dùng từ trân trọng hay chân trọng. Chúc các bạn có thêm những tri thức bổ ích về ngôn ngữ tiếng Việt để dùng đúng và chuẩn xác.

Bài viết được biên tập bởi book-vn.com

Bạn có thể chia sẻ bài viết qua:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.