Kách mệnh hay cách mệnh hay cách mạng – từ nào mới viết đúng chính tả tiếng Vit vẫn là những thắc mắc của nhiều người trong thời gian gần đây. Do đó, để biết chính xác cách dùng từ nào mới đúng và đã được dùng trong hoàn cảnh nào, các bạn hãy theo dõi bài viết được chia sẻ dưới đây bởi Book Việt Nam.
Kách mệnh hay cách mệnh hay cách mạng có nghĩa gì? Dùng như thế nào?
Thực chất cả 3 cụm từ trên đều có cùng 01 ý nghĩa theo mỗi tài liệu, thời điểm có chút khác biệt
- Kách mệnh là từ được Bác Hồ sử dụng trong tác phẩm kinh điển ” Đường kách mênh” cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do Bộ tuyên truyền của “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” phát hành vào đầu năm 1927.
- Cách mệnh hay cách mạng được sử dụng phổ biến sau này
Đầu tiên định nghĩa theo Sổ tay từ Hán Việt (NXB Giáo dục VN, 1989)
Là một biến đổi và căn bản lớn trong quan hệ xã hội, chính trị, thực hiện thông qua đấu tranh giai cấp. Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoặc biến đổi về căn bản. Quá trình thay đổi lớn về căn bản theo hướng tiến bộ”. “Từ điển chính trị bỏ túi” (bản tiếng Việt) của NXB Novoxti, Liên Xô, 1983, tr.6, định nghĩa: “Cách mạng”:
- Biến chuyển sâu sắc về mặt xã hội, giải quyết những mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã lớn mạnh và quan hệ sản xuất lỗi thời, làm thay đổi tận gốc rễ chế độ xã hội và được giai cấp xã hội mới tiến lên nắm chính quyền.
- Việc chuyển từ trạng thái chất lượng này sang trạng thái chất lượng khác, những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực, phạm vi nào đó”.
Theo định nghĩa của Bác Hồ vị cha già dân tộc Việt Nam
Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi cái tốt: Thí dụ ông Galilê (1633) là khoa học cách mệnh…, ông Stephenxoong (1800) làm ra xe lửa là cơ khí cách mệnh… ông Đácuyn (1859) là cách mệnh… ông Các Mác là kinh tế học cách mệnh”.
Khi đã trở thành Chủ tịch nước, Bác Hồ, năm 1952 nhắc lại lần nữa (trước đó cũng đã nhắc nhiều) rằng: “Cách mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt. Chúng ta làm cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến để xây dựng dân chủ mới. Thực dân và phong kiến tuy bị tiêu diệt, nhưng cái nọc xấu của nó (tham ô, lãng phí, quan liêu) vẫn còn có những người… có công với cách mạng, song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng, hại đến tổ quốc, nhân dân
Từ đây mỗi chúng ta đều có thể cẩm nhận được sự sâu sắc tầm nhìn vĩ đại của Người:
- Tại thời điểm viết cuốn Đường Kách Mệnh Bác đã thấy sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của châu Âu và Việt Nam. Đó là cách nhìn vượt thời đại nửa thế kỷ
- Năm 1952 có lẽ Người đã lường trước được tình hình vấn nạn đến tận ngày nay không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước khác
>>> Định nghĩa khác:
Sơ Xuất hay Sơ Suất đúng chính tả?
Bạn có thể chia sẻ bài viết qua: