Phó từ là những từ được sử dụng thường xuyên trong văn nói lẫn văn viết. Thế nhưng, phó từ là gì và có những loại phó từ nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Do đó, nội dung bài viết dưới đây, Book Việt Nam sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về phó từ cũng như cách sử dụng mỗi loại sao cho đúng chuẩn.
Nội dung
- 1 Phó từ là gì?
- 2 Các loại phó từ trong tiếng việt
- 3 Ý nghĩa của phó từ
- 3.1 Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…
- 3.2 Các phó từ chỉ mức độ như: rất, lắm, quá…
- 3.3 Các phó từ chỉ sự tiếp diễn: cũng, vẫn,…
- 3.4 Phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…
- 3.5 Phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…
- 3.6 Phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…
- 3.7 Phó từ bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…
- 3.8 Phó từ bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…
- 3.9 Phó từ bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…
Phó từ là gì?
Phó từ được hiểu đơn giản là những từ ngữ thường sử dụng đi kèm với các động từ, tính từ, trạng từ. Mục đích khi sử dụng phó từ đi kèm là nhằm giúp trạng từ, động từ, tính từ rõ nghĩa hơn trong câu nói lẫn văn viết.
Ví dụ:
- Những phó từ thường đi kèm với động từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đang, chưa, từng, đã…
- Những phó từ thường đi kèm với tính từ để bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: lắm, khá, hơi, rất…
Lưu ý:
Phó từ chính là một loại hư từ. Vì thế, phó từ chỉ dùng để bổ sung, làm rõ nghĩa chứ không dùng để gọi tên hành động, tính chất hay sự vật. Trong khi đó, động từ, tính từ, danh từ là thực từ vì dùng để gọi tên các sự vật, tính chất, hành động.
Phó từ không đi kèm với danh từ mà chỉ đi kèm với trạng từ, động từ và tính từ.
Các loại phó từ trong tiếng việt
Phó từ trong tiếng việt được được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại nhằm mục đích, ý nghĩa riêng. Cụ thể như sau:
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Với loại phó từ này có nhiệm vụ làm rõ nghĩa liên quan đến, hành động, trạng thái, đặc điểm… được nêu ở động từ. Còn khi đứng trước tính từ, phó từ làm nhiệm vụ chỉ rõ hơn về sự tiếp diễn, mức độ, thời gian, phủ định, sự cầu khiến.
- Phó từ đứng sau tính từ, động từ: Nhiệm vụ của loại phó từ này là bổ sung ý nghĩa về kết quả, khả năng, mức độ hay hướng.
Ý nghĩa của phó từ
Phó từ khi đi kèm với động từ và tính từ sẽ bổ sung ý nghĩa về các mặt sau:
Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: Đang, sẽ, sắp, đương…
Ví dụ:
- Đã sang xuân. => “Đang” là phó từ chỉ tính chất mùa xuân đang ở hiện tại.
- Sắp đến mùa đông. => “Sắp” là phó từ chỉ tính chất mùa đông ở tương lai và sắp diễn ra.
- Từng có một mùa hạ đẹp như thế. => “Từng” là một phó từ chỉ về thời gian về quá khứ.
Các phó từ chỉ mức độ như: rất, lắm, quá…
Ví dụ:
- Cô ấy học rất giỏi. => “Rất” là phó từ, chỉ mức độ học giỏi trên mức bình thường.
- Anh ấy khá bản lĩnh trước kẻ thù. => “Khá” là phó từ chỉ mức độ bản lĩnh ở mức trung bình.
Các phó từ chỉ sự tiếp diễn: cũng, vẫn,…
Ví dụ:
- Ngoài học nhạc, tôi cũng học thêm hội họa. => “Cũng” là phó từ chỉ sự tiếp diễn cả hai môn học của nhân vật tôi.
- Cô ấy vẫn đang theo đuổi đam mê bằng sự quyết tâm của mình. => “Vẫn” là phó từ chỉ sự tiếp diễn việc theo đuổi đam mê của cô ấy.
Phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt phủ định: chẳng, chưa, không…
Ví dụ:
- Ngày đầu đến lớp, tôi phải mất vài phút không nói lên lời. => “Không” là phó từ thể hiện sự phủ định.
- Cho đến lúc này, tôi chưa bao giờ ăn món tiết canh. => “Chưa” là phó từ phủ định.
Phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt cầu khiến: đừng, thôi, chớ…
Ví dụ:
- Đừng làm chú mèo tổn thương. => Đừng” là phó từ chỉ sự cầu khiến không nên làm chú mèo tổn thương.
- Chớ động vào cô ấy. => “Chớ” là phó từ cầu khiến.
Phó từ bổ sung ý nghĩa về mặt khả năng: có thể, có lẽ, không thể…
Ví dụ:
- Chúng ta có thể làm được tốt hơn thế nếu cố gắng. => “Có thể” là phó từ chỉ khả năng đã có thể làm tốt hơn.
- Cô ấy có lẽ sẽ không bao giờ quên được anh ấy. => “Có lẽ” là phó từ chỉ khả năng không thể quan được anh ấy.
Phó từ bổ sung ý nghĩa về kết quả: mất, được…
Ví dụ:
- Con mèo nhân lúc mọi người không để ý, đã ăn mất con cá. => “Mất” là phó từ bổ sung ý nghĩa về kết quả.
- Cô ấy đã cố gắng nhiều tháng liền để nhận được danh hiệu học sinh giỏi. => “Được” là phó từ bổ sung thêm về kết quả đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Phó từ bổ sung ý nghĩa về tần số: thường, luôn…
Ví dụ:
- Các trường học thường xuyên tuyên truyền về cách mạng công nghiệp 4.0. => “Thường” là phó từ bổ sung ý nghĩa tần số về việc tuyên truyền cách mạng công nghiệp 4.0.
- Chúng tôi luôn đề cao cảnh giác trước kẻ thù. => “Luôn” là phó từ bổ sung ý nghĩa về tần số.
Phó từ bổ sung ý nghĩa về tình thái: đột nhiên, bỗng nhiên…
Ví dụ:
- Cô ấy đột nhiên kêu toáng lên. => “Đột nhiên” là phó từ bổ sung ý nghĩa tình thái.
- Trời bỗng nhiên tối sầm lại. => “Bỗng nhiên” là phó từ bổ sung tình thái trời tối sầm lại.
Như vậy, bài viết đã giúp các bạn nắm được những thông tin cơ bản về phó từ, có mấy loại phó từ và cách sử dụng. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều tri thức hữu ích từ nội dung đã chia sẻ bên trên.
Bạn có thể chia sẻ bài viết qua: