Ẩn dụ là gì? Có mấy loại và lấy ví dụ minh họa cụ thể?

Ẩn dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học. Thế nhưng, thế nào là ẩn dụ, có những hình thức nào và các thông tin liên quan đến ẩn dụ thì chắc hẳn các bạn học sinh lớp 6 sẽ còn mơ hồ. Do đó, để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phép tu từ này, Book Việt Nam sẽ có những chia sẻ hữu ích dưới đây.

Ẩn dụ là gì

Khái niệm ẩn dụ là gì?

Theo tiếng La-tinh, ẩn dụ có nghĩa là Metaphoria. Đây là một biện pháp tu từ dùng trong văn học. 

Khái niệm ẩn dụ là gọi hiện tượng – sự vật này có nét tương đồng bằng tên của hiện tượng, sự vật khác. Nhờ đó, giúp việc diễn đạt của người dùng tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.

Trên thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng thường hay sử dụng biện pháp, hình ảnh ẩn dụ để trình bày, giảng dạy, diễn đạt một vấn đề gì đó. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ ẩn dụ là gì và những thông tin liên quan đến biện pháp tu từ này.

Các loại ẩn dụ bạn cần biết

Ẩn dụ được phân thành 4 loại, hay còn gọi là 4 hình thức. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể như sau:

Ẩn dụ hình thức

Hiểu đơn giản thì loại ẩn dụ này nhằm mục đích là “dấu” đi một phần ý nghĩa mà không phải ai cũng biết.

Ví dụ ẩn dụ hình thức qua câu thơ:

  • Về thăm nhà Bác làng sen
  • Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Trong ví dụ này, tác giả đã sử dụng ẩn dụ cách thức, bằng cách sử dụng từ “thắp” ám chỉ “nở hoa (hoa râm bụt đang nở).

Ẩn dụ phẩm chất

Phép ẩn dụ này theo đúng tên gọi sẽ thay thế phẩm chất của sự vật, hiện tượng này có nét tương đồng với phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ ẩn dụ phẩm chất:

  • Mẹ tôi mái tóc bạc, mẹ tôi lưng đã còng

Thay vì nói chính xác tuổi của người mẹ đã già, chúng ta có thể sử dụng ẩn dụ phẩm chất bằng cách dùng từ mái tóc bạc, lưng đã còng.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chính là cách thức nhận biết sự vật, hiện tượng bằng giác quan này nhưng khi miêu tả lại mang tính chất, đặc điểm của sự vật lại bằng cách sử dụng từ ngữ cho giác quan khác.

Ví dụ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

  • Trời hôm nay nắng giòn tan.

Đây là câu nói sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Mục đích là miêu tả cảm giác nắng rất lớn có thể làm khô mọi vật. Tức sử dụng giác quan mắt (thị giác) để cảm nhận về ánh nắng, nhưng khi miêu tả lại sử dụng từ “giòn tan” – tức vị giác.

Ẩn dụ cách thức

Đây là loại ẩn dụ có nhiều cách để thể hiện một vấn đề. Vì thế, người diễn đạt sẽ đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ ẩn dụ cách thức:

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Kẻ trồng cây: Đây là chỉ những con người lao động, đồng thời có ý nghĩa muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến những người lao động đã tạo ra thành quả để chúng ta sử dụng,

Sử dụng ẩn dụ có tác dụng gì?

Ẩn dụ là biện pháp tu từ sử dụng trong văn học, thơ, ca dao…  Tác dụng chính của biện pháp này là nhằm giúp câu văn, câu thơ, cách nói trở nên biểu cảm, thú vị hơn. Nhờ có ẩn dụ, các câu thơ, câu văn trở nên hấp dẫn, giúp người đọc, người nghe bị lôi cuốn. Ẩn dụ được đánh giá là có tính hàm súc và giàu hình ảnh nên tạo sự trau chuốt cho câu văn, câu thơ.

Đặc biệt, ẩn dụ còn có thể kết hợp cùng với những biện pháp tu từ khác như nhân hóa, so sánh, nói giảm nói tránh, điệp ngữ… để giúp câu văn hàm súc, ý nghĩa hơn. Đồng thời, tăng tính hiệu quả biểu đạt trong sáng tác thơ ca, nghị luận, miêu tả hay thuyết minh.

Ví dụ về tác dụng của ẩn dụ trong câu thơ:

  • Người Cha mái tóc bạc
  • Đốt lửa cho anh nằm

Người Cha: trong câu thơ trên nhằm để chỉ Bác Hồ. Bác Hồ giống như người cha, chăm sóc tận tụy cho các chiến sĩ như những người con của mình. Vì thế, câu thơ trở nên hàm súc, ý nghĩa và biểu cảm hơn rất nhiều.

Trong khi đó, nếu chúng ta sử dụng cách nói thông thường, thay Người Cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” thì câu thơ sẽ giảm đi ý nghĩa và giá trị hình ảnh, biểu cảm rất nhiều. Đặc biệt, bài thơ sẽ vô vị và cách đọc cũng không được trôi chảy, không lôi cuốn được người nghe.

Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

Lý do chúng tôi đưa ra cách phân biệt sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là bởi các bạn học sinh hiện nay luôn nhầm lẫn 2 hình thức này.

Điểm giống nhau:

– Đây đều là biện pháp tu từ gọi một sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

– Việc sử dụng ẩn dụ và hoán dụ trong văn, thơ,… đều với mục đích giúp tăng sức biểu cảm, diễn đạt cho người đọc.

– Đều sử dụng sự liên tưởng.

Điểm khác nhau:

Có sự liên tưởng không giống nhau, cụ thể:

– Phép ẩn dụ: cơ sở liên tưởng của hai sự vật, sự việc có điểm tương đồng. Sự vật A mặc dù không liên quan đến sự vật B nhưng lại có điểm tương đồng giống nhau, cho nên có thể thay thế A bởi B.

– Phép hoán dụ: cơ sở liên tưởng của hai sự vật, sự việc có sự gắn bó, gần gũi. Sự vật A liên quan trực tiếp, gần kề sự vật B.

Một số ví dụ về ẩn dụ khác

Ẩn dụ phẩm chất:

  1. Trong lớp tôi có một chú vẹt.
  2. Dù ai nói ngả nói nghiêng. Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

  1. Những bông hoa hồng có mùi hương rất ngọt.
  2. Em thấy cả trời sao Anh đội viên nhìn Bác
    Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.

Ẩn dụ hình thức:

  1. Vân xem trang trọng khác vời,
    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Ẩn dụ cách thức:

  1. Em đi lửa thắp trong bao mắt
    Anh đứng thành tro em biết không?
  2. Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người.

Một số bài tập liên quan đến biện pháp ẩn dụ

Bài tập 1: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Trả lời: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ là: “mặt trời, rất đỏ“. “Mặt trời” ý nói là hình ảnh của Bác Hồ tỏa sáng như một mặt trời, “rất đỏ” ý nói về công lao của Bác rất lớn đối với đất nước.

Bài tập 2: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “mực, đèn“. “Mực” ý nói về môi trường xấu không tốt, “đèn” ý nói môi trường sống tốt lành. Mang ý nghĩa khuyên chúng ta nên tránh môi trường sống không tốt và chọn môi trường sống tốt.

Bài tập 3:

Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “thuyền, bến“. “Thuyền” ý nói là người con trai, “bến” ý nói là người con gái. Câu thơ mang ý nghĩa người con gái mong nhớ người con trai và luôn đợi chờ.

Bài tập 4:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “ánh nắng” ý nói là những giọt mồ hôi của người ta.

Bài tập 5: Dàn sao Hàn khoe sắc trên thảm đỏ liên hoan phim.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “dàn sao” ý nói những người nỗi tiếng.

Bài tập 6: Giọng nói của cô gái ấy rất ngọt ngào.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ngọt ngào“, ý nói giọng nói của cô gái rất dễ nghe.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến biện pháp tu từ ẩn dụ để chúng ta hiểu rõ về các loại, tác dụng. Từ đó, có thêm tri thức và biết cách sử dụng ẩn dụ sao cho đúng chuẩn trong mọi ngữ cảnh để tăng giá trị ý nghĩa cho cả văn nói lẫn văn học.

Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo chứ không đúng hoàn toàn, bởi vì đây là những kiến thức của tác giả Tú Võ nên việc sai sót là không thể tránh khỏi. Hy vọng các bạn học sinh sẽ đóng góp ý kiến bằng cách bình luận để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúc các bạn học tập tốt.

Bạn có thể chia sẻ bài viết qua:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.